Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Kế hoạch tập luyện đi bộ đều đặn cùng máy đếm bước đi Omron

1.  Lợi ích của đi bộ
– Đối với trẻ em: Có thể đi bộ từ nhà đến trường cách khoảng 3000 m. Việc đi bộ sẽ giúp các em rèn được thói quen tự lập, và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe: hấp thụ vitamin D chống còi xương, cơ bắp dẻo dai, tăng cường tuần hoàn máu giúp các em học bài tốt hơn.
– Người cao tuổi: Việc đi bộ hàng ngày giúp chống lão hóa, giảm nguy cơ nhiễm bệnh alzheimer và giảm đau nhức xương khớp
– Phụ nữ mang thai trên 6 tháng: đi bộ 15 phút mỗi lần, ngày 2 lần sẽ giúp dễ đẻ, chống táo bón, giật sản. Nên đi bộ chậm và vừa sức.
– Người béo phì: Đi bộ giúp đốt mỡ thừa giảm cân, chống viêm khớp hiệu quả.
– Đối với sức khỏe nói chung: Đi bộ giúp tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật: cao huyết áp, ung thư, tim mạch, lão hóa, chống giảm chức năng sinh dục, chống trầm cảm khi được thư giãn giảm stress và giảm các bệnh về xương khớp
Đi bộ đúng cách có lợi gì cho sức khỏe
Đi bộ đúng cách có lợi gì cho sức khỏe
2. Các cách đi bộ
– Đi bộ chậm: đối với người béo phì, mang thai 6 tháng, người bị ốm nặng mới hồi phục
– Đi bằng máy tập
– Leo cầu thang trong các tòa nhà cao tầng
– Đi nhanh: chân bước, tay vung với tốc độ 100 bước/ phút. Năng lượng sẽ tiêu hao 270kcal/ giờ.
Lưu ý nên chọn nơi trong lành, mát mẻ.
3. Lựa chọn thời điểm đi bộ
Buổi sáng: sau mặt trời mọc 30′ cho đến 10h
Buổi chiều: Từ 15 đến 18h
Thời gian đi bộ: >30 phút và < 60 phút
Trang phục: gọn gàng, giày vải đế bằng, quần áo đủ ấm vào mùa đông và không bó quá sát người, trang phục gọn gàng.
4. Trường hợp không nên đi bộ
Chóng mặt, viêm chân, thai đạp mạnh, nhức đầu, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, teo cơ, viêm tắc động tĩnh mạch, khó thở, rối loạn tuần hoàn não nặng…
5.  Khi tập luyện không nên
– Nói chuyện sẽ làm tổn chân khí
– Không dắt tay người khác
– Không cầm gì trên tay


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét